当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Kazakhstan vs Triều Tiên, 21h00 ngày 17/2: Lỗ hổng hàng thủ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Parma vs AS Roma, 0h00 ngày 17/2: Khó cho chủ nhà
Anh Nguyễn Tuấn Vũ (SN 1991, trú thôn Bình Lợi, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà) phản ánh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Ngại mang thai đôi. Ngày 20/5/2016 (tháng thứ 7 của thai kỳ), chị Ngại chuyển dạ nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bình Điền (Hương Trà, TT- Huế) sinh con.
Anh Vũ (bìa trái) cho rằng, sự vô trách nhiệm của một số y, bác sĩ BV ĐK Bình Điền là nguyên nhân khiến đứa con sơ sinh tử vong. Ảnh: Quang Thành |
Chị Ngại sinh bé gái thứ nhất và đến 45 phút sau mới sinh bé gái thứ 2 trong tình trạng đầu tím tái.
Thấy vậy, anh Vũ và gia đình vô cùng lo lắng nên đã xin bệnh viện cho chuyển sản phụ và hai trẻ sơ sinh lên Bệnh viện TƯ Huế để điều trị nhưng Bệnh viện ĐK Bình Điền không đồng ý.
“Vì các cháu sinh đôi thiếu tháng và có những biểu hiện bất thường nên gia đình tôi nhờ nữ hộ sinh Hoàng Thị Oanh hỏi bác sĩ Bắc và bác sĩ Tuấn có nên chuyển viện không thì nhận được câu trả lời là giữ tại bệnh viện và không chuyển”, anh Vũ bức xúc.
Trong khoảng thời gian từ ngày 23-25/5, triệu chứng da bị vàng, thân tím tái của hai đứa trẻ ngày càng thể hiện rõ.
Sau khi sinh được 6 ngày, chị Ngại được gia đình làm thủ tục nhập viện. Sau khi siêu âm kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Điền phát hiện nhau thai còn sót, yêu cầu sản phụ nhập viện để theo dõi.
Cũng trong ngày 26/5, gia đình anh Vũ thấy hai cháu nhỏ sinh đôi có biểu hiện lạ, hơi thở gấp nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại thì bác sĩ chỉ nhìn sơ qua và nói không sao.
Đến 19h cùng ngày, gia đình anh Vũ quyết định yêu cầu được chuyển hai cháu nhỏ lên Bệnh viện TƯ Huế để kiểm tra nhưng bác sĩ Trương Thị Hồng Kiều từ chối với lý do bệnh viện không có xe và không có tài xế.
Đến 21h cùng ngày bệnh viện mới điều xe cấp cứu để chuyển hai cháu lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện TƯ Huế, các bác sĩ chẩn đoán hai cháu nhỏ bị vàng da nhân, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Do được chuyển vào nhập viện chậm, một trong hai cháu gái đã tử vong, cháu còn lại được chăm sóc trong lồng kính với tình trạng sức khỏe xấu.
“Chính sự vô trách nhiệm của một số y bác sĩ khiến gia đình tôi mất 1 đứa con, đứa còn lại vẫn phải điều trị trong lồng kính, chưa biết sẽ rao sao”, anh Vũ bức xúc.
Ngày 8/6, PV đã có buổi trao đổi với ông Trần Bắc - PGĐ Bệnh viện Đa khoa Bình Điền, ông Bắc cho biết, lãnh đạo bệnh viện đã nhận được báo cáo vụ việc “bằng miệng” và chưa thể tiến hành cuộc họp với kíp trực hôm xảy ra sự việc vì “nhiều người bận đi học”.
![]() |
Trao đổi với PV, ông Bắc cho biết “sẽ tiến hành điều tra và xử lí nghiêm nếu phát hiện kíp trực có sai phạm”. Ảnh: Quang Thành |
“Trường hợp chị Ngại, vào viện sinh trong tình trạng sức khỏe bình thường, tử cung đã mở nên bác sĩ đồng ý sinh thường. Sự việc xảy ra có thể là do đội ngũ y, bác sĩ tiên lượng không kịp diễn biến của người bệnh…”, PGĐ Bệnh viện ĐK Bình Điền nhận định.
Ông Bắc cũng cho rằng, việc sót nhau trong bụng sản phụ là sai sót khách quan, hiếm gặp. Trường hợp này có thể là nhau phụ. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc nhiễm trùng…
Liên quan đến việc gia đình sản phụ Ngại tố kíp trực tắc trách khiến cháu gái sơ sinh tử vong, ông Bắc cho biết sẽ tiến hành cuộc họp với kíp trực và điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Quang Thành
Sản phụ tử vong sau sinh: Có vết mổ lạ ở bụng dưới" alt="Huế: Trẻ sơ sinh tử vong, gia đình tố bác sĩ tắc trách"/>Dưới 20 triệu, bạn mua được những chiếc xe máy ‘mới tinh’ nào ở Việt Nam?
Nhận định, soi kèo Bali United vs Malut United, 19h00 ngày 17/2: Tin vào cửa trên
Tháng 3/2014, Nokia ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Android với tên gọi Nokia X. Tuy nhiên, trên thiết bị này Nokia đã loại bỏ gần như tất cả các ứng dụng của Google và thay thế bằng dịch vụ từ Microsoft.
![]() |
Nokia X bị khai tử chỉ sau 4 tháng bán ra. Ảnh: Cnet |
Hàng loạt ứng dụng như Gmail, YouTube, Google Maps hay kho ứng dụng Google Play đều không có mặt trên Nokia X. Thay vào đó, máy được cài đặt sẵn Skype, OneDrive, Here Maps và sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm chính. Giao diện sử dụng của Nokia X cũng được tùy biến theo phong cách giống với những chiếc điện thoại Windows Phone.
Tuy nhiên, chiếc điện thoại này đã bị Nokia tùy biến sâu đến mức người dùng cơ bản khó có thể cài đặt các ứng dụng Android cần thiết lên máy. Điều này đã khiến Nokia X trở thành một chiếc smartphone "kém thông minh".
"Nokia đã cố gắng kết hợp cả Android và Windows Phone. Tuy nhiên, những trải nghiệm trên chiếc điện thoại này không thực sự tốt", Ramon Llamas, nhà nghiên cứu tại IDC nhận định.
Ramon Llamas cũng cho biết thêm, doanh số của thiết bị này không đạt được như kỳ vọng. Đến tháng 7/2017, Stephen Elop, trưởng bộ phận sản xuất thiết bị di động của Microsoft, tuyên bố khai tử dự án sản xuất Nokia X.
Điều tương tự cũng xảy ra với chiếc Fire Phone của Amazon. Máy ra mắt vào tháng 7/2014, được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ xứng tầm với iPhone của Apple và dòng Galaxy của Samsung. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ nhận lại được sự thờ ơ từ phía người dùng. Thậm chí, đến tháng 10/2017, hãng vẫn còn một số lượng lớn Fire Phone tồn kho với tổng trị giá gần 83 triệu USD.
Theo Time, bên cạnh giá bán cao, sự nghèo nàn của kho ứng dụng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của Fire Phone. Cửa hàng số của Amazon lúc này có khoảng 240.000 ứng dụng, con số khá khiêm tốn so với hơn 1 triệu của Google Play khi đó.
![]() |
Kho ứng dụng nghèo nàn được xem là nguyên nhân chính khiến Fire Phone thất bại. Ảnh: Time |
Hơn nữa, Amazon Store thiếu hẳn các ứng dụng phổ biến của Google như Gmail, YouTube hay Google Maps. Điều này đã khiến nhiều người dùng không hài lòng vì đó là các ứng dụng hầu như ai cũng dùng.
Trên thực tế, smartphone của Huawei tại thị trường Trung Quốc cũng không có sự xuất hiện của các dịch vụ của Google như Gmail hay YouTube, do gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ đã bị cấm tại quốc gia này từ lâu.
Ở đây, các nhà phát triển phần mềm đã có sẵn nhiều công cụ thay thế như phần mềm xem video trực tuyến Youku thay cho YouTube, công cụ tìm kiếm Baidu thay cho Google Search. Tuy nhiên, với thị trường quốc tế, hãng sẽ không thể tích hợp những dịch vụ trên và trải nghiệm sử dụng smartphone Huawei khi đó sẽ thua kém hẳn khi so với những hãng làm điện thoại Android khác.
Hệ điều hành mới dễ chết yểu vì thiếu ứng dụng
Bên cạnh iOS và Android, thị trường di động từng có sự xuất hiện của rất nhiều hệ điều hành như Tizen, Blackberry OS, Windows Mobile, Sailfish OS (tiền thân là MeeGo). Tuy nhiên hiện tại, 2 nền tảng Android và iOS gần như "nuốt trọn" thị tường hệ điều hành trên smartphone.
Đầu tháng 1, Microsoft cho biết hãng chuẩn bị khai tử nền tảng Windows Phone với phiên bản cuối cùng là Windows 10 Mobile 1070. Thậm chí, công ty còn đưa ra lời khuyên với người dùng nên chuyển qua sử dụng iPhone hoặc smartphone Android.
![]() |
Samsung Z4 ra mắt từ tháng 6/2017 là chiếc smartphone chạy Tizen mới nhất mà hãng ra mắt. Ảnh: Sammobile |
Ngay cả nền tảng Tizen từng được Samsung ưu ái phát triển hiện cũng đang dần đi vào quên lãng. Trong suốt năm 2018, gã khổng lồ Hàn Quốc không ra mắt bất cứ sản phẩm nào chạy hệ điều hành Tizen. Chiếc smartphone mới nhất chạy nền tảng này là Samsung Z4 ra mắt vào tháng 6/2017. Đây là một mẫu di động giá rẻ, cấu hình trung bình và chỉ được bán giới hạn tại một số thị trường như Ấn Độ.
Theo số liệu từ IDC, tính đến hết quý IV/2018, Android chiếm 81,8% thị phần hệ điều hành trên smartphone, trong khi đó iOS chiếm gần 18,2% thị phần. Các nền tảng còn lại hiện chỉ chiếm dưới 0,1% thị phần.
Trang AndroidCentral nhận định điểm yếu của những nền tảng trên không nằm ở bản thân của hệ điều hành hay tính ổn định mà do sự thiếu hụt về ứng dụng, phần mềm.
Theo Statista, tính đến hết quý I/2019, Google Play có hơn 2,1 triệu ứng dụng. App Store của Apple đạt khoảng 1,8 triệu ứng dụng. Số lượng phần mềm khổng lồ này hoàn toàn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng của người dùng.
![]() |
Windows Phone từng được xem là hệ điều hành sẽ thay đổi vị trí độc tôn của Android, tuy nhiên nền tảng này thất bại do thiếu ứng dụng. Ảnh: ExtremeTech |
Trong khi đó, nếu phát triển hệ điều hành riêng, Huawei sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục người dùng sử dụng một nền tảng hoàn toàn mới và thiếu thốn về phần mềm.
Ngay cả việc một hệ điều hành bên thứ ba hỗ trợ chạy ứng dụng Android cũng không phải là giải pháp hữu hiệu, Blackberry OS hay Windows Phone là những cái tên thể hiện rõ nhất về sai lầm này.
Trên phiên bản Windows 10 Mobile và BlackBerry 10, Microsoft và BlackBerry đã cho phép người dùng cài đặt phần mềm Android để mở rộng kho ứng dụng. Tuy nhiên, việc các phần mềm hoạt động thiếu ổn định, thường xuyên gặp tình trạng lỗi, gây xung đột hệ thống lại khiến trải nghiệm sử dụng chúng trở nên tồi tệ hơn.
Huawei nói gì?Bị Google quay lưng, điện thoại Huawei nhìn đâu cũng thấy 'cửa tử'